Phòng giáo dục và đào tạo Hà Đông - Hà Nội

Trường mầm non 3 - 2

HÃY HỎI TRẺ 8 CÂU NÀY, TRẺ SẼ NGOAN NGOÃN TỰ NHẬN LỖI

Thứ bảy - 19/09/2020 23:04
Trong quá trình nuôi dạy các con trưởng thành, chắc chắn bạn sẽ gặp phải vô vàn những vấn đề khúc mắt khác nhau.Bổn phận làm cha làm mẹ, hãy có trách nhiệm khi con làm sai, hãy lắng nghe những ý tưởng và suy nghĩ của con, thay vì trách mắng, la rầy con
HÃY HỎI TRẺ 8 CÂU NÀY, TRẺ SẼ NGOAN NGOÃN TỰ NHẬN LỖI

KHI CON BẠN PHẠM SAI LẦM, HÃY HỎI TRẺ 8 CÂU NÀY, TRẺ SẼ NGOAN NGOÃN TỰ NHẬN LỖI 

Trong quá trình nuôi dạy các con trưởng thành, chắc chắn bạn sẽ gặp phải vô vàn những vấn đề khúc mắt khác nhau.
Bổn phận làm cha làm mẹ, hãy có trách nhiệm khi con làm sai, hãy lắng nghe những ý tưởng và suy nghĩ của con, thay vì trách mắng, la rầy con 
Gặp phải những tình huống như vậy, chúng ta có thể thử hỏi con 8 câu hỏi sau:

1. Đã xảy ra chuyện gì?

Đừng sử dụng thói quen định tính mà hỏi trẻ những điều cứng nhắc, càng không nên buông lời trách mắng ngay khi sự việc vừa mới xảy ra.
Hãy bình tĩnh và lắng nghe những lời trẻ nói, đứng ở góc độ của con để xem xét sự thật.
Hơn nữa, hãy để các em có cơ hội được nói, thậm chí nếu thực sự lỗi là do trẻ, thì ít nhất trẻ cũng có cơ hội tự bảo vệ bản thân hoặc sẵn sàng thừa nhận điểm sai sau khi mọi chuyện rõ ràng.

2. Con cảm thấy như thế nào?

Sau khi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, đừng vội vàng giáo dục con cái.
Tâm lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi những cảm giác chủ quan, chứ không có định nghĩa đúng hay sai. Rất nhiều lúc, chúng ta chỉ cần nói ra hết những cảm xúc trong lòng là được.

Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một khi con người có cảm xúc mạnh liệt khi đang bị kích thích thì bên ngoài dẫu ai nói gì cũng sẽ không dễ dàng tiếp thu vào bộ não.

Điều đó cũng có nghĩa là, khi một người vẫn còn mang trong mình một cảm xúc kích động, thì người khác nói gì cũng sẽ không lắng nghe.
Chỉ có thể chờ đợi cho đến khi họ bình tĩnh lại, mới có thể bình thản mà ngẫm nghĩ. Vì vậy, nếu chúng ta muốn con cái có thể nghe theo ý kiến của chúng ta, chúng ta cũng cần đồng cảm với cảm xúc của con trước, để cảm xúc của chúng có một lối thoát.

Sau khi trẻ em đã đủ bình tĩnh trở lại, bạn có thể đặt tiếp câu hỏi thứ ba.

3. Con muốn như thế nào?

Tại thời điểm này bất kể trẻ nói ra những lời kinh hoàng như thế nào cũng đừng ngạc nhiên, đừng sợ, chỉ cần bình tĩnh lắng nghe và đặt biết câu hỏi thứ tư.

4. Vậy con cảm thấy có những cách xử lý nào?

Ở giai đoạn này, chúng ta phải tôn trọng những suy nghĩ “ngây thơ non nớt” của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm.

Chúng tôi cũng muốn ở bên cạnh cùng trẻ nghĩ ra những ý tưởng, từng bước lập kế hoạch cho trẻ, cùng trẻ định hướng ra các giải pháp. Bằng cách này, sau này khi trẻ gặp phải vấn đề khúc mắt sẽ lập tức có suy nghĩ tìm đến sự tham vấn của bạn.

Chờ cho đến khi không thể nghĩ ra thêm bất kỳ ý tưởng nào khác nữa, bạn có thể đặt cho trẻ câu hỏi thứ năm.

5. Hậu quả của những cách làm này sẽ ra sao?

Hãy để cho trẻ em để suy nghĩ và hiểu về vấn đề, đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà bạn phải chịu trách nhiệm, liệu bạn có thể chấp nhận những hậu quả này?

Nếu lúc này, con không thể hiểu được những logic. Cha mẹ cần phải giúp trẻ làm rõ những ý tưởng này ngay, nói cho trẻ biết hậu quả là gì.

6. Con quyết định làm thế nào?

Sau khi đã phân tích đầy đủ tất cả các trường hợp và hậu quả, bản thân trẻ cũng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn giải pháp có lợi nhất. Hơn nữa, đó cũng sẽ là sự lựa chọn hợp lý và sáng suốt nhất.

Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không như những gì bạn mong đợi, cũng hãy tôn trọng quyết định của trẻ. Nếu như bạn trở mặt, e rằng sau này trẻ sẽ không bao giờ tin bạn nữa.

Hơn nữa, cho dù là trẻ đã chọn sai cách, thì trẻ cũng có thể từ những điểm sai lầm này học hỏi những đạo lý không thể nào quên.

7. Con mong muốn ta sẽ làm gì?

Khi trẻ em biểu đạt những mong muốn những hy vọng từ sự giúp chúng ta, làm cha làm mẹ phải tích cực hỗ trợ. Sự ủng hộ từ cha mẹ chính là sự hậu thuẫn tốt nhất dành cho con, điều này sẽ khiến cho con càng có niềm tin hơn.

8. Nếu lần sau lại gặp một tình huống tương tự, con sẽ làm như thế nào?

Sau khi đợi cho mọi chuyện qua đi, hãy để cho trẻ cơ hội tự đánh giá bản thân mình. Phản ánh sự phán đoán và cách giải quyết của trẻ đã có hiệu quả hay để lại hệ quả như thế nào.

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng đứa con của mình còn nhỏ, không có khả năng giải quyết vấn đề, thực tế thì, ngay cả khi trẻ nhỏ, trẻ cũng sẽ có cách vận dụng các chiến lược và giải pháp cho mọi vấn đề theo cách của chúng.

Vì vậy, sau này khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ hãy thử đặt cho trẻ tám câu hỏi này, thực hành một vài lần, trẻ sẽ có khả năng tự giải quyết những vấn đề riêng của chính trẻ, chúng ta không cần phải lo lắng.

Khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề, mới là vốn sống quý giá và quan trọng nhất cho phát triển sau này của trẻ! 

 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thứ 5
(Tuần lẻ - Mùa hè)
Mẫu giáo

Sáng bữa chính Thức ăn mặn:
-Cơm gạo tám thái
-Thịt gà hầm hạt sen
- Canh trứng, cà chua, đậu phụ, thịt lợn
Quýt miền nam: (Cam đường,Dưa hấu )
Chiều bữa phụ -Mỳ chũ nấu thịt bò sốt vang -Sữa Chillax IQ
 
Nhà trẻ
Sáng bữa chính Thức ăn mặn:
-Cơm gạo tám thái
-Thịt gà hầm hạt sen
- Canh trứng, cà chua, đậu phụ, thịt lợn
Quýt miền nam: (Cam đường,Dưa hấu )
Chiều bữa phụ -Mỳ chũ nấu thịt bò sốt vang -Sữa Chillax IQ

 
 

Mức ăn: 30.000 đ/trẻ/ngày

 

  • Cùng nhau tham gia trò chơi
    Cùng nhau tham gia trò chơi
  • Cùng nhau tham gia trò chơi
    Cùng nhau tham gia trò chơi
  • Những khoảnh khắc đáng yêu
    Những khoảnh khắc đáng yêu
  • Cùng nhau tham gia trò chơi
    Cùng nhau tham gia trò chơi
  • Cùng nhau tham gia trò chơi
    Cùng nhau tham gia trò chơi

Ảnh mới

Điện thoại

  • Mầm Non 3-2
    0243.826158

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập49
  • Hôm nay2,945
  • Tháng hiện tại37,820
  • Tổng lượt truy cập3,639,318
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây